Cập nhật thông tin việc làm, tuyển quản lý kho mới nhất
Thông tin tuyển quản lý kho luôn nhận được sự quan tâm của nhiều ứng viên yêu thích công việc này. Để nhanh chóng tìm được việc làm quản lý kho lương cao, phù hợp với khả năng của bản thân, bạn hãy theo dõi bài viết của JobsGO nhé!
1. Việc làm quản lý kho là gì?
1.1 Khái niệm về quản lý kho
Việc làm quản lý kho là các hoạt động liên quan trực tiếp đến hàng hóa trong kho, bao gồm: công tác tổ chức, sắp xếp, bảo quản, và xuất - nhập kho. Nhiệm vụ của người quản lý kho là đảm bảo quá trình vận hành của doanh nghiệp diễn ra mượt mà, trơn tru.
1.2 Tại sao quản lý kho quan trọng?
Quản lý kho nếu làm việc hiệu quả sẽ giúp hoạt động sản xuất, cung ứng và phân phối sản phẩm đúng thời điểm. Điều này từ đó góp phần giảm chi phí lưu thông hàng hóa và sử dụng cơ sở vật chất trong kho một cách hợp lý.
2. Mô tả công việc nhân viên quản lý kho
Tuyển quản lý kho yêu cầu nhân sự cần thực hiện một số đầu việc quan trọng. Dưới đây là các công việc cơ bản của quản lý kho:
2.1 Quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho
- Điều hành sắp xếp và phân loại hàng hóa, vật tư có trong kho.
- Lập và cập nhật sơ đồ kho để dễ lưu trữ, quản lý hàng hóa.
- Quản lý hàng hóa theo nguyên tắc “nhập trước - xuất trước”.
- Đảm bảo số lượng hàng hóa trong kho khớp với số liệu trên phần mềm quản lý.
2.2 Giám sát mua hàng
- Lập phiếu mua hàng khi được yêu cầu nhập các vật tư, dụng cụ cá nhân,…
- Thực hiện các thủ tục mua hàng theo đúng quy định.
- Giám sát quá trình nhập hàng cho đến khi hoàn tất.
- Liên kết với bộ phận vận tải để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.
2.3 Thực hiện các thủ tục xuất - nhập hàng
- Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ nhập - xuất hàng hóa theo quy định.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập - xuất kho.
- Làm thủ tục nhập - xuất hàng hóa.
2.4 Đảm bảo lượng tồn kho an toàn
- Theo dõi sát sao số lượng hàng tồn kho.
- Đảm bảo tất cả các loại hàng hóa không vượt mức tồn kho tối thiểu.
- Đề xuất với cấp trên thay đổi số lượng hàng tồn sao cho phù hợp với tình hình biến động của hàng xuất - nhập kho.
2.5 Lập báo cáo
- Lập báo cáo về tình trạng hàng hóa, vật tư mới và cũ.
- Cập nhật hồ sơ trên phần mềm quản lý.
- Báo cáo hiệu quả công việc lên cấp trên.
>>>Xem thêm: Mô tả hệ thống quản lý bán hàng
3. Mức lương quản lý kho bao nhiêu?
Mức lương quản lý kho hiện nay tương đối đa dạng, tùy vào mô hình doanh nghiệp, loại hình hàng hóa, năng lực và kinh nghiệm thực tế của từng người. Cụ thể theo khảo sát của JobsGO, mức lương quản lý kho hiện nay phân bổ như sau:
- Nhân viên quản lý kho chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ nhận mức lương từ 8.000.000 - 10.000.000 đồng/ tháng.
- Nhân viên quản lý kho có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm có mức lương trung bình dao động từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/ tháng.
- Nhân viên quản lý kho có năng lực và kinh nghiệm từ 3 năm trở lên nhận mức lương khoảng 15.000.000 - 20.000.000 đồng/ tháng.
4. Nhu cầu tuyển quản lý kho hiện nay như thế nào?
Thị trường tuyển quản lý kho tại Việt Nam hiện nay đang sôi động và hứa hẹn còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Minh chứng rõ nhất là việc bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm quản lý kho với mức lương từ 8.000.000 đồng/ tháng trở lên. Đối với vị trí quản lý kho tại các công ty lớn, yêu cầu và mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên thường rất cao. Chính vì vậy, khi lựa chọn theo đuổi vị trí này, bạn cần liên tục trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng để phù hợp hơn với yêu cầu của doanh nghiệp.
5. Kỹ năng cần thiết để làm công việc quản lý kho
Để trở thành ứng viên quản lý kho tiềm năng, có thể gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, bạn nên trau dồi cho mình các kỹ năng sau:
- Lập kế hoạch và lãnh đạo: Tuyển quản lý kho đòi hỏi nhân sự phải có khả năng lập kế hoạch và lãnh đạo vững vàng.
- Kỹ năng tổ chức: Cần có sự tổ chức, sắp xếp và phân bổ công việc hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp linh hoạt là một điểm cộng trong công việc.
- Sử dụng công nghệ: Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ, phần mềm quản lý kho.
>>>Xem thêm: Khoa học quản lý là ngành gì?
6. Nhận ngay việc làm quản lý kho tại JobsGO
Trong tháng mới, JobsGO cập nhật hơn 200+ tin tuyển quản lý kho uy tín trên khắp các tỉnh thành lớn nhỏ. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong ngành này, hãy truy cập ngay vào JobsGO.vn và đăng ký tài khoản. Chúng tôi hỗ trợ bạn gửi CV trực tiếp dưới tin tuyển dụng khi bạn thấy phù hợp. Đặc biệt, các tin đăng tải trên trang đều được kiểm chứng kỹ càng, đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối, vì vậy bạn hãy yên tâm ứng tuyển nhé!
Câu hỏi thường gặp về việc làm Quản Lý Kho
1. Làm thế nào để trở thành một Quản Lý Kho?
Để trở thành một Quản lý kho, bạn cần có kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng, logistics và kỹ năng tổ chức. Có bằng cấp liên quan đến quản trị kinh doanh, quản lý công nghiệp hoặc chứng chỉ quản lý kho sẽ là một lợi thế. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc tại các vị trí trong kho hoặc trong ngành logistics sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với công việc quản lý kho hơn.
2. Môi trường làm việc của Quản Lý Kho như thế nào?
Môi trường làm việc của Quản Lý Kho thường là trong các nhà kho hoặc các trung tâm phân phối. Vị trí này có thể yêu cầu làm việc trong điều kiện không thoáng đãng như tiếp xúc với bụi bẩn hay tiếng ồn từ máy móc. Công việc quản lý kho cũng yêu cầu đôi khi phải di chuyển hàng hóa nặng hoặc giám sát công tác xử lý hàng hóa qua lại.
3. Cơ hội thăng tiến trong ngành của Quản Lý Kho hiện tại ra sao?
Ngành logistics và chuỗi cung ứng ngày càng được coi trọng do vai trò thiết yếu của nó trong kinh doanh toàn cầu. Vì vậy, các Quản Lý Kho có khá nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp thông qua các khóa học chuyên ngành để mở rộng kiến thức hay qua việc am hiểu công nghệ mới áp dụng vào quản lí kho. Người làm có thể tiến xa hơn vào các vai trò cao hơn như Giám Đốc Operations (Vận Hành), Giám Đốc Logistics như một bước tiến tự nhiên sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Kết luận
Tóm lại, việc làm quản lý kho không chỉ là một công việc thú vị mà còn là cơ hội để phát triển bản thân trong ngành logistics đầy triển vọng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về tuyển quản lý kho, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công trong quá trình tìm việc!