Điện thoại di động bị nóng máy khiến nhiều người lo lắng về tuổi thọ của pin cũng như thiết bị. Vậy tại sao điện thoại nóng máy? Người dùng cần làm gì khi điện thoại nóng bất thường? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách xử lý nhé!
Nhiều người dùng chưa biết vì sao điện thoại nóng máy và cách khắc phục tình trạng này.
Trước khi tìm hiểu cách làm mát điện thoại, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện thoại bị nóng. Thực tế, điện thoại nóng bất thường có thể xuất phát từ nhiều lý do dưới đây:
- Sử dụng điện thoại quá lâu: Nếu bạn sử dụng điện thoại trong thời gian dài sẽ khiến pin nóng lên. Nhiệt độ của pin tỏa ra trong quá trình sử dụng sẽ khiến điện thoại nóng máy. - Dùng quá nhiều ứng dụng cùng lúc: Việc bật cùng lúc nhiều tính năng khiến vi xử lý phải dùng nhiều năng lượng để vận hành, dẫn đến nhiệt độ của điện thoại tăng lên nhanh chóng.- Vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin: Khi bạn cắm sạc pin cho điện thoại sẽ khiến thiết bị tỏa ra lượng nhiệt do trở kháng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách sạc, loại điện thoại, môi trường sạc pin,... Trở kháng càng cao thì nhiệt độ tỏa ra càng lớn.- Phần mềm trong điện thoại đã cũ: Nếu những ứng dụng, phần mềm trong thiết bị của bạn là phiên bản cũ sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên và thời gian để xử lý dữ liệu khiến điện thoại bị nóng lên.- Sử dụng điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao: Sử dụng điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao, đặc biệt là mùa hè nắng nóng chính là nguyên nhân khiến điện thoại nóng máy, thậm chí có thể gây bỏng tay hoặc nguy cơ cháy nổ.
Vừa dùng điện thoại vừa sạc là lý do tại sao điện thoại nóng máy và tụt pin nhanh.
Sau khi biết lý do tại sao điện thoại bị nóng máy, người dùng có thể áp dụng các cách khắc phục dưới đây để hạ nhiệt độ, từ đó kéo dài tuổi thọ cho thiết bị:
- Không để điện thoại gần nguồn nhiệt
Nhiệt độ xung quanh chính là một trong những nguyên nhân khiến điện thoại nóng lên. Do đó, bạn nên đặt điện thoại ở khu vực mát mẻ, tránh để gần các nguồn nhiệt như bếp gas, lò nướng, dưới ánh nắng mặt trời,...
- Tắt nguồn và khởi động lại điện thoại
Điện thoại vận hành quá lâu sẽ tiêu tốn pin và RAM khiến thiết bị quá tải, gây nóng máy hoặc tụt pin nhanh chóng. Do đó, bạn nên khởi động lại điện thoại để giải phóng dung lượng RAM giúp thiết bị giảm nhiệt độ và hoạt động mượt mà hơn.
- Kiểm tra và tắt hết ứng dụng đang chạy ngầm
Các ứng dụng chạy ngầm trong thời gian dài sẽ tiêu tốn pin và gây nóng máy. Sử dụng nút cảm ứng để mở đa nhiệm rồi tắt hết các ứng dụng đang chạy ngầm không cần thiết chính là cách làm mát điện thoại đơn giản và hiệu quả.
Tắt hết các ứng dụng chạy ngầm là cách hạ nhiệt điện thoại nhanh chóng.
- Sạc pin đúng cách
Sạc pin đúng cách giúp khắc phục tình trạng điện thoại nóng lên và tăng tuổi thọ cho pin. Cụ thể:
- Khu vực sạc pin cần khô ráo, thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
- Rút sạc khi pin đầy, tránh sạc qua đêm bởi sẽ làm giảm tuổi thọ pin.
- Tháo ốp lưng khi sạc để điện thoại tản nhiệt tốt hơn.
- Không nên vừa sạc pin vừa sử dụng vì sẽ làm điện thoại nóng máy, giảm tuổi thọ pin và thiết bị.
- Sử dụng các bộ sạc pin chính hãng.
- Điều chỉnh độ sáng màn hình ở mức vừa phải
Độ sáng màn hình quá cao sẽ ảnh hưởng đến thị giác, tụt pin nhanh và điện thoại nóng máy. Do đó, bạn chỉ nên điều chỉnh độ sáng màn hình ở mức 30 - 50% để khắc phục tình trạng này.
- Cài đặt lại ứng dụng lỗi và cập nhật phiên bản mới nhất
Ứng dụng trong điện thoại bị lỗi hoặc phiên bản hệ điều hành quá cũ là lý do tại sao điện thoại nóng máy bởi vi xử lý cần nhiều tài nguyên để vận hành. Vì vậy, cài đặt lại ứng dụng bị lỗi và cập nhật phiên bản mới cho các phần mềm chính là cách hạ nhiệt điện thoại hiệu quả.
Đối với các dòng điện thoại iPhone, Samsung hay Xiaomi,... thì việc kiểm tra phiên bản cập nhật mới hiện nay đã trở nên cực kì đơn giản và nhanh chóng.
- Tạm dừng sử dụng camera
Chụp ảnh hoặc quay video trong thời gian dài khiến điện thoại hoạt động quá năng suất sẽ làm tăng nhiệt độ của thiết bị. Lúc này, bạn nên tạm dừng các chức năng này để hạ nhiệt cho điện thoại rồi cho thiết bị nghỉ ngơi vài tiếng.
Bạn nên tạm dừng chụp ảnh và quay video rồi cho điện thoại nghỉ ngơi để làm mát thiết bị.
- Tắt 3G/4G, Bluetooth, WiFi, GPS khi không cần thiết
Điện thoại của bạn sẽ bị nóng lên khi bật 3G/4G, WiFi, Bluetooth, GPS thường xuyên kể cả khi không sử dụng. Do đó, tắt chúng đi khi không cần thiết là cách làm điện thoại hết nóng đơn giản.
- Kiểm tra và xóa các phần mềm độc hại
Các phần mềm độc hại trong điện thoại có thể tấn công thiết bị thông qua quảng cáo hoặc đường link có virus. Vì vậy, bạn có thể cài đặt các ứng dụng diệt virus để kiểm tra, xử lý và xóa bỏ các phần mềm độc hại, giúp hạ nhiệt điện thoại hiệu quả.
- Không chơi game
Các ứng dụng game có cấu hình cao, nếu sử dụng lâu dài sẽ khiến điện thoại quá tải công suất và nóng lên nhanh chóng. Bạn nên tạm dừng chơi game để hạ nhiệt độ điện thoại và hạn chế nguy cơ cháy nổ, thậm chí là áp dụng với cả những dòng điện thoại chuyên chơi game hiện nay.
Người dùng nên tạm dừng chơi game vài tiếng để hạ nhiệt cho điện thoại của mình.
Bài viết trên đã giải đáp tại sao điện thoại nóng máy, từ đó tổng hợp các cách khắc phục tại nhà đơn giản và hiệu quả. Trong quá trình sử dụng điện thoại, nếu máy bị nóng thì bạn hãy áp dụng những cách xử lý kể trên nhé.
Tham khảo các mẫu điện thoại chính hãng, giá rẻ đang được bày bán tại Điện Máy Chợ Lớn
Link nội dung: https://uuc.edu.vn/tai-sao-dien-thoai-bi-nong-may-top-10-cach-ha-nhiet-dien-thoai-a12649.html