Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm

Nhà cấp 4 đang được nhiều gia đình ưa chuộng bởi diện tích xây dựng không quá lớn và không tốn nhiều chi phí. Nhưng xây nhà cấp 4 đồng nghĩa với việc là không gian sử dụng không nhiều. Do đó, gia chủ cần xây thêm gác lửng để tối ưu. Vậy kích thước chiều cao nhà cấp 4 gác lửng bao nhiêu là phù hợp. Hãy cùng Timecons giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

1. Gác lửng là gì? Công dụng của gác lửng

Gác lửng hay tầng lửng, là một tầng trung gian được bổ sung vào ngôi nhà để tăng không gian sống và mang lại sự sang trọng, tiện nghi và đẹp mắt hơn. Khi nhìn vào bạn có thể thấy gác lửng giống như một tầng lầu trong nhà. Tuy nhiên, nó không được tính là một tầng mà nằm giữa 2 tầng, trên tầng trệt cùng với trần thấp.

Vì nhà có gác lửng có diện tích rất khiêm tốn nên việc bổ sung thêm tầng lửng sẽ tối đa hóa tiện ích của ngôi nhà. Không gian này có thể được chủ nhà sử dụng làm khu vực sinh hoạt chung, nơi làm việc, phòng tập thể dục, phòng đọc sách hoặc phòng thờ.

Tạo tầng lửng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống trong những ngôi nhà quy mô lớn đồng thời cải thiện kiến trúc tổng thể của khu vực sinh hoạt. Chiều cao trung bình của gác lửng là 2.2 - 2.5m. Vì thế, gác lửng có thể phục vụ nhiều phòng chức năng khác nhau trong những ngôi nhà có số tầng và chiều cao trần hạn chế.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Gác lửng giúp tối ưu không gian sống

Quy định về gác lửng của Bộ Xây Dựng

Thông tư 07/2019/TT-BXD được Bộ Xây Dựng ban hành để thay thế Thông tư 03/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung và thay thế một số quy định như:

Xem thêm: Nhà lắp ghép là gì? Có nên xây nhà lắp ghép? Các mẫu nhà đẹp

2. Nhà cấp 4 gác lửng là gì?

Nhà cấp 4 là loại nhà này thường được xây dựng theo một tầng, có kết cấu không phức tạp lắm và diện tích không lớn hơn 1000m².

Đây là loại nhà được xây dựng phổ biến nhất hiện nay ở các khu vực nông thôn. Kiểu nhà này được người dân vùng nông thôn ưa chuộng vì chi phí xây dựng thấp, có kiến trúc đơn giản và thời gian xây dựng nhanh.

Nhà cấp 4 gác lửng là kiểu nhà có sự kết hợp giữa nhà cấp 4 thông thường và gác lửng. Gác lửng thường được xây thêm ở bên trong để tăng không gian và tiết kiệm chi phí xây dựng thay vì phải xây thêm tầng. Kiểu nhà này khác với nhà cấp 4 bình thường ở điểm được chia thành tầng 1 và tầng lửng ở trên. Diện tích của tầng lửng phụ thuộc vào mục đích sử dụng và diện tích của căn nhà.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Nhà cấp 4 gác lửng giúp tăng không gian sống

Xem thêm: Nhà cấp 4 là gì? Đặc điểm, cách phân biệt với nhà cấp 1, 2, 3

3. Chiều cao gác lửng nhà cấp 4 bao nhiêu là đẹp?

3.1. Xây nhà cấp 4 gác lửng thường cao bao nhiêu?

Nhà cấp 4 có gác lửng thường sở hữu chiều cao tổng thể khoảng 4.7 - 5.3m là đẹp. Chiều cao riêng tầng lửng nên nằm trong khoảng 2.2 - 2.8m để đảm bảo thoáng khí, thoải mái sinh hoạt cũng như bài trí không gian. Ngoài ra, tùy theo chiều cao ngôi nhà mà sẽ có tính toán chiều cao tầng lửng cho phù hợp, hài hòa với tổng thể.

Giải đáp thắc mắc về việc xây nhà cấp 4 gác lửng thường cao bao nhiêu là đẹp, KTS Nguyễn Trọng Thịnh cho biết: “Ở nước ta, các nhà cấp 4 có gác lửng thường có chiều cao tầng trệt khoảng 7m, trong đó tầng lửng khoảng 2.2 - 2.5m”.

3.2. Chiều cao của tầng lửng theo phong thuỷ

Theo phong thuỷ, cầu thang trong nhà mang ý nghĩa dòng chảy tài lộc, giúp gia chủ có được sinh khí, làm ăn phát tài hơn. Chiều cao của cầu thang được lấy theo quy luật cung sinh “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” là 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc và 25 bậc.

Nếu nhà của bạn có diện tích cho cầu thang bộ nhỏ, thì không nên làm cầu thang quá cao và dốc sẽ khiến người thân gặp khó khăn trong việc đi lại. Do đó, gia chủ cần chọn số bậc cầu thang theo quy luật cung sinh để vừa mang lại vận khí tốt, vừa có chiều cao cầu thang hợp lý, tiện nghi.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Xây cầu thang có chiều cao hợp lý

Xem thêm: Thước lỗ ban là gì? Cách xem thước lỗ ban thực tế và online

4. Kinh nghiệm xây nhà cấp 4 gác lửng đẹp, hiện đại

4.1. Chọn những tone màu sáng

Vì nhà cấp 4 có diện tích sàn nhỏ hơn nhà lầu do đó, bạn nên sơn tường chính bằng màu sắc hài hòa, thoáng mát, giúp “ăn gian” không gian. Ví dụ như là màu trắng, vàng nhạt, kem và màu be.

4.2. Xác định kích thước nhà phù hợp

Diện tích chung của nhà cấp 4 quyết định vị trí, kích thước của tầng lửng. Gác lửng cần được bố trí sao cho ngôi nhà vẫn rộng rãi và thoải mái thay vì chật chội. Để tránh tình trạng không đủ không gian và tạo ra bầu không khí tù đọng, bạn phải có kế hoạch chính xác cho từng hạng mục, bao gồm lối đi bên trong và khuôn viên xung quanh nhà (sân vườn, tiểu cảnh). Thông thường, diện tích gác lửng của một tầng chiếm 2/3 diện tích tổng thể và không được vượt quá 80% tổng diện tích tầng trệt.

Gác lửng có thể được sử dụng linh hoạt làm phòng khách, nhà bếp hoặc phòng ngủ trong những ngôi nhà cấp 4 có không gian nhỏ. Tuy nhiên, không gian này cũng có thể trở thành một khu vực tiện dụng để nằm dài, vui chơi hoặc cất giữ đồ đạc.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Tầng gác lửng có thể tận dụng làm phòng thờ

4.3. Chọn nội thất đơn giản, nhiều công dụng

Vì hầu hết các loại nhà cấp 4 có gác lửng đều có không gian sống nhỏ nên điều quan trọng là phải chọn đồ nội thất cơ bản, đa năng để làm cho khu vực sinh hoạt có cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn.

Cụ thể, bạn có thể chọn kệ góc dọc hoặc kệ treo tường nhằm tiết kiệm không gian vì các sản phẩm này tạo thêm sự thoải mái cho cả gia đình và làm cho sàn nhà có vẻ rộng rãi hơn.

4.4. Chọn chiều cao phù hợp

Chiều cao tầng trệt của ngôi nhà được dùng để tính chiều cao tầng lửng. Ở nước ta, nhà cấp 4 có gác lửng thường có chiều cao tầng trệt khoảng 7 mét và tầng lửng cao từ 2.2 - 2.5m..

Tầng lửng của nhà cấp 4 không nên thiết kế thấp hơn 2 mét hoặc cao hơn 3 mét để tối ưu hóa kiến trúc tổng thể và tạo không khí thoáng đãng. Nếu kích thước không phù hợp sẽ làm phức tạp quá trình xây dựng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Nhà cấp 4 gác lửng có chiều cao thích hợp để tạo sự thông thoáng

4.5. Phong thuỷ

Cách bố trí lệch tầng sẽ tiết kiệm không gian lãng phí ở tầng trước và nâng cao tầng lửng. Đây là cách thiết kế phương châm “nở hậu theo chiều cao”, giúp ngôi nhà có hướng hướng lên trên và tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn.

Mái gác lửng thường có độ dốc. Vì không hợp phong thủy nên thiết kế xà ngang hạn chế đè lên phần trên của gác lửng. Ngoài ra, bạn có thể xây cầu thang xoắn ốc dẫn lên gác lửng thay vì cầu thang thẳng, nhằm thu hút sự chú ý đến khu vực đó của ngôi nhà và giúp giữ không khí.

4.6. Không thiết kế gác lửng quá dốc

Vì chiều cao cho phép của gác lửng bị hạn chế nên những ngôi nhà có gác lửng có mái thấp hơn. Ngoài việc tính toán chiều cao gác lửng phù hợp, bạn phải lưu ý không xây gác lửng quá dốc.

Tầng lửng quá dốc sẽ làm gián đoạn quá trình lưu thông không khí tự nhiên của ngôi nhà. Khi đó, không khí vào phòng sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài, khiến ngôi nhà trở nên ngột ngạt và có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Gác lửng không nên xây dựng quá dốc

4.7. Nên xây dựng cửa sổ ở gác lửng

Cửa sổ ở gác lửng có thể được mở để đón thêm ánh sáng, gió và điều hòa, điều này sẽ mở rộng không gian và tạo cảm giác nhẹ nhàng, rộng rãi hơn. Nhờ đó, sức khỏe gia đình bạn được cải thiện và đảm bảo hơn.

Ngoài ra, cửa sổ còn là bộ phận tạo điểm nhấn cho toàn bộ ngôi nhà. Nên sử dụng cửa sổ kính kết hợp với màu sơn nổi bật để ánh sáng tự nhiên lọt vào tầng lửng và tạo ấn tượng về không gian, tạo sự thoáng mát.

4.8. Tránh dựng xà ngang ép gác lửng

Phần lớn các ngôi nhà được trang bị gác lửng đều có thiết kế mái nghiêng kết hợp với kết cấu dầm ngang. Bạn nên bố trí xà ngang cho loại mái này hợp lý để tránh gây áp lực lên tầng lửng. Bởi vì phong thủy cho rằng việc tạo xà ngang đè nén tầng lửng là điều tối kỵ sẽ dẫn đến sự lãng phí tiền bạc không đáng có và tài vận của gia chủ bị suy giảm.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Nhà có gác lửng cần hạn chế bố trí xà ngang

4.9. Hạn chế làm cầu thang thẳng

Cầu thang xoắn ốc hoặc cầu thang đôi hình chữ L là những lựa chọn tuyệt vời cho tầng lửng hơn là cầu thang thẳng. Một thiết kế như thế này giúp duy trì chất lượng không khí trong lành cho gia đình, tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà và phù hợp với phong thủy.

4.10. Biến tầng lửng thành phòng ngủ

Bạn có thể tận dụng tầng lửng làm phòng ngủ nếu ngôi nhà của bạn có diện tích nhỏ. Nhưng nếu ngôi nhà của bạn đủ lớn thì bạn không nên xây tầng lửng thành phòng ngủ. Vì điều này sẽ tốn khá nhiều chi phí và sức lực.

Hơn nữa, người thân trong gia đình có thể đi lại giữa gác lửng và cầu thang khi họ mới thức dậy hoặc đang mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn, bạn chỉ nên sử dụng tầng lửng làm phòng tập thể dục hoặc khu vực để đồ.

Chiều cao nhà cấp 4 có gác lửng bao nhiêu hợp lý? Nguyên tắc cần nắm
Hạn chế biến tầng lửng thành phòng ngủ nếu nhà không có diện tích lớn

Xem thêm: Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp, hiện đại nhất 2024

5. Timecons - Đơn vị thiết kế nhà có gác lửng cấp 4 uy tín, chất lượng

Timecons là đơn vị thiết kế nhà cấp 4 gác lửng uy tín, cam kết về chất lượng thiết kế nhà, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và luôn đặt lợi ích của các gia chủ lên hàng đầu. Đến với Timecons, bạn có thể toàn tâm tin tưởng với các ưu điểm nổi bật như:

Hotline: 0901.701.099 - 0899.549.988

Website: https://timecons.vn/

Xem thêm:

  • Mẫu nhà cấp 4 gác lửng 3 phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất 2024
  • Mẫu nhà 2 tầng nông thôn 800 triệu đẹp, hiện đại 2024
  • Mẫu nhà cấp 4 đẹp giá rẻ 300 triệu, được yêu thích 2024

Trên đây là các thông tin cần thiết về chiều cao gác lửng nhà cấp 4 mà Timecons mang đến cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, xây dựng nhà hoặc bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay hotline (0901.701.099 - 0899.549.988) hoặc website Timecons nhé.

Link nội dung: https://uuc.edu.vn/chieu-cao-nha-cap-4-co-gac-lung-bao-nhieu-hop-ly-nguyen-tac-can-nam-a12625.html