Chè thập cẩm là một món ăn quen thuộc, được nhiều người yêu thích. Nhờ sự kết hợp của nhiều nguyên liệu mà hương vị của món chè trở nên phong phú hơn, không bị ngán mà lại ngọt dịu thích hợp để giải tỏa cái nóng của mùa hè. Cách nấu chè thập cẩm đơn giản tại nhà mà bTaskee chia sẻ dưới đây rất dễ làm mà ai cũng có thể thực hiện được.
Lưu ý: Trong quá trình nấu đậu thì các bạn nhớ vớt bỏ bọt để món chè nhìn trong bắt mắt hơn nhé.
Gọt vỏ khoai lang, khoai môn, rửa sạch rồi ngâm với một ít nước muối để giúp khoai không bị thâm.
Sau đó rửa sạch đậu đỏ, vớt loại bỏ các hạt lép, hỏng và sau đó ngâm từ 3 - 4 tiếng cho mềm đậu.
Rửa sạch bột báng rồi ngâm trong khoảng 1 tiếng trước khi nấu
Đổ nước cốt dừa vào nồi với với 40g đường, ¼ muỗng cà phê muối, 1 bó lá dứa và đun sôi. Sau đó đổ ¼ phần nước bột năng vào nồi, khuấy đều cho tới khi nước cốt dừa sệt tại thì tắt bếp, để nguội.
Cho vào phần bột báng sau khi ngâm vào nồi nước luộc, luộc chín các hạt bột báng tới khi có màu trắng trong. Sau đó vớt chúng ra ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút và vớt chúng ra cho ráo.
Đổ đậu đỏ vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt và ninh cho mềm đậu. Kế tiếp thêm đường vào nồi đậu tùy theo khẩu vị. Đun thêm khoảng 3 phút cho đường tan rồi tắt bếp.
Luộc khoai lang và khoai môn, có thể cho chúng trực tiếp trong lúc hầm hoặc luộc riêng. Nếu luộc đậu riêng, có thể cho cả khoai môn và khoai lang vào nồi nước, ninh cho chín mềm rồi có thể thêm ít đường vào tăng thêm độ ngọt.
Cuối cùng đổ chè, các nguyên liệu vào ly, đổ nước cốt dừa lên, rắc một ít topping như dừa khô, dừa sợi. Nếu thích ăn chè mát lạnh thì thêm đá vào rồi thưởng thức.
Các món chè trên tuy có cách làm khá đơn giản nhưng cần bạn dành nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và chế biến. Hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn tại nhà của bTaskee để các Chị Ong thay bạn chuẩn bị những món chè yêu thích mà vẫn tiết kiệm được nhiều thời gian nhé!
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ nấu ăn ngay!
Rửa sạch đậu đỏ và vớt hạt hỏng, lép, thối. Ngâm đậu khoảng từ 3 - 4 tiếng để hạt nở đều, để qua đêm càng tốt.
Cho đậu vào nồi, đổ 600ml nước, vặn lửa nhỏ nấu chín. Khi đậu mềm thì cho đường trắng vào, vặn lửa nhỏ, đun thêm 15 - 20 phút thì tắt bếp.
Lưu ý cần đảo liên tục để đậu không bị dính và cháy ở dưới đáy nồi.
Tách vỏ đậu xanh, ngâm với nước ấm khoảng 30 phút - 1 tiếng. Sau đó đun sôi nước với lửa nhỏ với lượng nước ngập mặt khoảng 1 đốt tay trong khoảng 10 - 15 phút, khi hạt đậu chín thì cho 50g đường vào và khuấy cho tan hết.
Trong khi đợi đậu chín thì pha hỗn hợp gồm 1 thìa bột năng, ½ bát nước và khuấy đều các nguyên liệu. Khi đậu xanh chín thì đổ vào nồi và khuấy đều.
Hỗn hợp sẽ sánh quyện lại rất nhanh, sau đó nấu cho đến khi nồi đậu xanh sôi trở lại thì tắt bếp rồi cho ra tô.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Xanh Ngon Không Bị Nát Dễ Làm Tại Nhà
Trân châu bột lọc bọc dừa là điểm nhấn riêng của món chè thập cẩm miền Trung. Cắt dừa tươi thành từng miếng hạt lựu nhỏ.
Đổ bột năng, bột nếp và một ít đường trắng vào tô lớn. Đun sôi một ít nước, khi nước sôi thì đổ vào tô đựng bột. Lần lượt cho từng chút nước và trộn đều. Nhào bột nhanh tay cho tới khi bột thành khối mịn, dẻo và không bị dính tay.
Chia hỗn hợp thành các viên trân châu, cho miếng dừa tươi đã cắt vào trong bột, bọc lại và vo thành viên tròn mịn.
Đun sôi nồi nước, nước sôi thì lần lượt cho từng viên trân châu vào. Luộc trân châu chín, chuyển sang màu trắng trong, nhìn thấy được dừa bên trong thì vớt ra và ngâm nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra.
Cho 500ml nước, 5g bột rau câu dẻo vào nồi, vừa khuấy vừa cho bột để bột tan hoàn tan. Sau đó cho 200ml nước vào 5g bột trà xanh, khuấy đều cho tan hết nước.
Đun sôi nồi nước rau câu, vừa đun vừa khuấy để không bị bết dính dưới đáy nồi. Sau khi nước sôi thì cho nước trà xanh vào 50g đường. Hạ lửa nhỏ rồi đun cho đến khi nước sôi trở lại, đường tan hết thì tắt bếp và cho ra hộp đựng.
Để thạch nguội bớt rồi cho vào tủ lạnh 1 - 2 tiếng cho đông lại. Khi thạch đông lại, cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cho đậu phộng lên chảo rang giòn một xíu rồi tắt bếp. Sau đó bóc vỏ và giã nhỏ đậu phộng.
Cuối cùng đổ chè, các nguyên liệu vào ly, đổ nước cốt dừa lên, rắc một ít topping như dừa khô, dừa sợi. Nếu thích ăn chè mát lạnh thì thêm đá vào rồi thưởng thức.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Đen Ngon, Nhanh Nhừ Dễ Làm Tại Nhà
Rửa sạch các loại đậu và ngâm qua đêm với nước ấm để làm mềm đậu.
Các nguyên liệu khác cũng rửa sạch. Bắp tách lấy hạt và luộc chín. Khoai mì, bí đỏ luộc chín tương tự.
Rửa sạch bột báng, đem luộc cho nở và sau đó xả với nước lạnh.
Pha 20g bột năng với ½ chén nước, khuấy đều cho bột tan ra. Sau đó hòa tan bột béo và bột mì nhứt với ½ chén nước lọc, khuấy cho hỗn hợp bột tan ra.
Rửa sạch lá dứa, bó 1 bó gồm 5 lá để nấu nước cốt dừa, giữ lại 1 lá để nấu nước đường.
Cho 50g đường vào đậu đỏ đã luộc chín, trộn đều để ước trong khoảng 10 phút, Sau đó đổ chúng vào chảo sên ở mức lửa nhỏ cho đến khi đường tan và keo lại rồi thấm vào đậu. Làm tương tự với đậu đen, đậu phộng.
Cho bắp đã luộc chín vào chảo và thêm 50ml nước, 50g đường và đợi đường sên lại cho đến khi tan. Sau đó đỏ đổ ½ số bột năng đã pha loãng vào chảo, khuất cho hỗn hợp sệt lại.
Đổ đậu xanh vào chảo cùng với 50ml nước, 50g đường. Sau đó trộn đều và đun cho hỗn hợp sôi lên và tan hết đường. Tiếp theo, đổ phần bột năng còn lại vào, khuấy đều cho đén khi hỗn hợp sánh sệt lại thì tắt bếp.
Đổ 100g bột năng vào khoai mì đã luộc và bóp nát khoai. Tiếp theo đổ khoảng 3 muỗng canh nước nóng và nhồi thành 1 khối dẻo rồi vo thành những viên nhỏ. Làm tương tự với bí đỏ.
Tiếp theo, luộc chín các viên trân châu bột mì và bí đỏ. Khi chín các viên trân châu sẽ nổi lên trên và có màu trong.
Xay dừa với 1 lít nước nóng khoảng 80 độ C, sau đó vắt lấy nước cốt. Lượng nước cốt thu được sẽ khoảng 1,2 lít.
Đổ nước cốt dừa vào nồi cùng với các nguyên liệu 200ml nước cốt dừa đóng lon, 50ml sữa đặc, 100ml kem béo thực vật, 200g đường, 1/3 muỗng cà phê muối và khuấy đều chúng với nhau.
Tiếp theo, cho bó lá dứa vào nồi và đun nóng khoảng 80 độ C thì cho hỗn hợp bột béo và bột mì nhứt vào, khuấy đều lên và tắt bếp. Trong quá trình đun, nhớ khuấy liên tục để không bị cháy xém dưới đáy.
Cho lần lượt 200g đường, 200ml nước, 1 lá dứa vào nồi, bật bếp cho đường tự tan. Khi đường đã tan, điều chỉnh lửa liu riu khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Lưu ý là không nên khuấy hỗn hợp để không bị lại đường.
Cuối cùng múc các loại đậu, bắp, trân châu, bột báng vào ly, rưới nước đường và nước cốt dừa lên trên, cho đá vào tuỳ thích và thưởng thức.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Bắp Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Đầu tiên vo sạch các loại đậu, bỏ hạt hỏng và ngâm nước cho đậu mềm khoảng 6 đến 8 tiếng, để qua đêm càng tốt.
Sau khi ngâm cho riêng từng loại đậu vào nồi lần nước để ninh mềm, có thể rắc vài hạt muối nên muốn ninh đậu nhanh mềm. Khi đậu đã mềm thì cho lượng đường vừa đủ đun 2 đến 3 phút để đậu ngấm vị ngọt.
Riêng phần đậu xanh thay vì ninh, có thể hấp rồi cho vào máy xay nhuyễn với đường cát, nêm lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn.
Luộc trân châu với nước sôi, khi trân châu chín sẽ nổi lên rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh để trân châu không bị dính nhau.
Cho 30ml nước cốt dừa vào nồi nhỏ, thêm 10gr đường, 2 thìa bột năng đã pha loãng. Sau đó đun sôi đến khi nước cốt dừa đặc sệt.
Cuối cùng cho từng loại đậu vào ly, đổ nước cốt dừa lên, rắc thêm một ít topping như dừa khô, dừa sợi, tinh dầu bưởi. Nếu thích ăn chè mát lạnh thì thêm đá vào rồi thưởng thức.
Cách nấu chè thập cẩm mà bTaskee vừa chia sẻ rất đơn giản. Chỉ cần khoảng 1 tiếng là các bạn có thể nấu được một món chè thơm ngon, bổ ích rồi. Nhanh tay vào bếp cùng bTaskee nấu món chè này để chiêu đãi cả gia đình mình ngay nào!
Xem thêm món ngon:
Hình ảnh: Canva
Link nội dung: https://uuc.edu.vn/cach-nau-che-thap-cam-ngon-don-gian-de-lam-tai-nha-a12178.html