Dầu trên tóc bạn là gì
Dầu trên tóc và da đầu có thành phần chính là bã nhờn, thứ được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn. Các tuyến bã nhờn này nằm ngay cạnh nang tóc của chúng ta. Vì chúng không có lối ra riêng nên bã nhờn sẽ đi đến bề mặt da qua các nang tóc.
Thứ mà chúng ta gọi là “dầu” không chỉ được tạo thành từ bã nhờn. Nó cũng chứa một hỗn hợp mồ hôi, tế bào da chết và bụi bẩn.
Bã nhờn có chức năng quan trọng, nó bảo vệ da khỏi vi khuẩn, giữ ẩm và giữ cho da mịn màng. Nếu bã nhờn được sản xuất quá mức, da đầu và tóc xuất hiện nhiều dầu.
- Gội đầu quá nhiều:Bạn càng gội đầu nhiều, da đầu càng tiết ra nhiều dầu hơn để bù lại lượng độ ẩm đã mất.
- Loại tóc và kết cấu tóc:Tóc thẳng, mỏng sẽ dễ bết dầu hơn tóc xoăn, dày
- Sử dụng sản phẩm không phù hợp:Dầu gội có thành phần tẩy rửa quá mạnh, những sản phẩm có nhãn là “dưỡng ẩm”, “siêu mượt”, hoặc “sửa chữa” có thể làm tóc dễ bết hơn.
- Công cụ tạo kiểu:Nhiệt độ cao từ máy sấy và bàn là nhiệt có thể gây ra việc sản xuất dầu thừa.
- Chạm vào tóc quá nhiều:Hành động này truyền dầu từ đầu ngón tay sang các sợi tóc của bạn.
- Chải tóc quá nhiều:Bạn đang kéo theo bã nhờn và mồ hôi từ da đầu xuống lớp biểu bì tóc.
- Chế độ ăn uống của bạn:Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate, chất béo và tinh bột cũng có thể làm tăng khả năng tiết dầu của da đầu.
- Biến động nội tiết tố:Nội tiết tố androgen của bạn càng hoạt động, tuyến bã nhờn càng tiết nhiều dầu. Tuổi dậy thì, mang thai và thậm chí cả biện pháp tránh thai có thể dẫn đến da đầu nhờn và tóc bết.
- Tình trạng da chưa được điều trị trên da đầu:Bệnh viêm da đầu (viêm da dầu tiết bã) có thể gây ra tình trạng tóc bết dính.
- Di truyền học:Các gen của bạn có thể góp phần vào việc tuyến dầu của bạn sản xuất dầu nhiều hay ít. Nếu bạn thuộc kiểu người có da dầu, bạn có thể cũng là người có mái tóc dầu.
- Vỏ gối của bạn:Tất cả các loại dầu từ da mặt và tóc đều đọng lại trên gối, và ga giường. Nếu bạn không thường xuyên giặt chúng, bạn có thể thấy tóc mình trông nhờn hơn bình thường.
- Nếu bạn đang gội đầu hàng ngày, hãy thử giảm tần suất gội đầu xuống 2-3 ngày một lần, điều này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tóc bết dầu.
- Để gội đầu đúng cách, hãy nhẹ nhàng thoa một lượng nhỏ dầu gội vào chân tóc và da đầu. Tránh dùng móng tay hoặc tạo ma sát không cần thiết lên các sợi tóc. Việc chà xát mạnh có thể gây kích ứng da đầu và khiến da đầu tiết nhiều dầu hơn.
- Tập trung vào da đầu, nơi sản sinh ra dầu, hơn là thân và ngọn tóc. Không thoa dầu gội trực tiếp lên ngọn tóc hoặc chà xát chúng. Thay vào đó, chỉ cần để dầu gội chảy qua ngọn tóc khi bạn xả nước.
- Đặc biệt, bạn nên dành thêm một hoặc hai phút để đảm bảo rằng bạn loại bỏ hoàn toàn dầu gội và dầu xả trên tóc, bạn có thể thấy sự khác biệt. Các sản phẩm còn sót lại có thể phủ lên tóc bạn, khiến tóc bạn trông bẩn và ngứa.
- Sử dụng ít dầu xả hơn, chỉ dùng dầu xả cho ngọn tóc và xả thật sạch.
- Ưu tiên sử dụng các loại dầu gội có nhãn “cân bằng dầu”, “dành cho tóc dầu” ” làm phồng”. Tránh các sản phẩm “phục hồi”, “dưỡng ẩm”, “siêu mượt”.
- Sử dụng dầu gội khô 1-2 lần 1 tuần, và không quá 2 ngày liên tiếp để giảm số lần gội đầu.
- Sử dụng dầu gội làm sạch sâu Clarifying Shampoo 1 hoặc 2 lần/tháng để loại bỏ cặn bẩn từ các sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc dầu gội và dầu xả khác.
- Sử dụng lô hội loại bỏ dầu thừa. Chà xát lô hội vào da đầu và tóc của bạn và để nó thâm nhập vào nang tóc. Sau khi để trong một giờ, gội sạch bằng dầu gội nhẹ.
- Sử dụng giấm táo để chữa tóc bết: trộn một vài thìa giấm táo với nước. Sau khi sử dụng dầu gội và dầu xả, đổ đều hỗn hợp lên tóc, để nó thẩm thấu vào da đầu. Đợi trong vài phút. Rửa sạch.
- Sử dụng tinh dầu chàm trà nguyên chất như một cách trị tóc bết dầunhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu chàm trà lên tóc trong khi đang sử dụng dầu gội, hoặc trộn dầu cây chàm trà với một lượng tương đương hoặc nhiều hơn dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.
- Chỉ sử dụng chế độ gió của máy sấy và hạn chế sử dụng các công cụ nhiệt. Hạn chế sử dụng các phụ kiện tóc như băng đô và mũ.
- Làm sạch lược và các dụng cụ tạo kiểu tóc của bạn với một chút dầu gội đầu hoặc xà phòng nhẹ nhàng để loại bỏ dầu, chất tích tụ và tóc rụng bám trên đó.
- Hết sức nhẹ nhàng khi gội đầu, chải tóc, tạo kiểu hay gãi đầu.
- Hạn chế chạm tay vào tóc, chải tóc quá nhiều.
- Xõa tóc thường xuyên và hạn chế búi tóc hoặc buộc đuôi ngựa.
- Giặt vỏ gối và ga giường 1 tuần/lần
- Cắt giảm thức ăn nhiều đường, dầu mỡ và tăng cường ăn trái cây và rau quả, cũng như uống nhiều nước mỗi ngày. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B (đặc biệt là B2 và B6) vào chế độ ăn uống: rong biển, rau xanh và đậu.
- Thực hiện những hoạt động giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng.