Được ví như “đất” để nuôi dưỡng cho mái tóc, da đầu cũng cần được chăm sóc tỉ mỉ. Để có một mái tóc khỏe mạnh, chúng ta không chỉ quan tâm đến sợi và chất tóc mà còn cần quan tâm đến da đầu. Hãy cùng chúng tôi phân biệt các loại da đầu và tìm hiểu cách chăm sóc phù hợp cho từng loại da đầu nhé!
Cũng giống như da mặt, da đầu được chia thành nhiều loại da chủ yếu như da hỗn hợp, dầu, khô, nhạy cảm và lão hóa. Với từng loại da đầu sẽ cần những lưu ý và cách chăm sóc khác nhau.
Biểu hiện nhìn thấy của da đầu khô là da căng và da đầu thường xuyên xuất hiện vảy gàu, bị bong tróc da do thời tiết thay đổi hay sau khi làm tóc với hóa chất. Hơn hết, da đầu khô thường xuyên bị ngứa và khó chịu, cũng rất mất thẩm mỹ cùng với việc xuất hiện nhiều gàu.
Nguyên nhân là da đầu bị mất đi độ dưỡng tự nhiên hoặc sự thay đổi thời tiết, mất nước trong quá trình chăm sóc tóc không đúng cách cũng là tác nhân gây ra sự khô của da đầu.
Cách chăm sóc da đầu khô:
- Uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể và da đầu
- Sử dụng dầu gội không có chất sunfat và khả năng dưỡng ẩm cao
- Khi gội đầu không nên gãi mạnh quá sẽ bị bong vẩy khi da đầu đang khô
- Sử dụng dầu xả, dầu dừa và kem dưỡng tóc để cải thiện độ ẩm của cả da đầu và tóc.
Da đầu khô thường xuyên xuất hiện gàu
Xem thêm: Nhầm lẫn tai hại giữa da đầu bị khô và da đầu bị gàu
Da đầu dầu và nhờn thường xuất hiện vào mùa nóng. Khi thời tiết nóng, hormone trong cơ thể thay đổi khiến tuyến bã nhờn trên da đầu được kích thích và xuất hiện nhiều dầu, dễ bết dính. Tóc trên da đầu dầu thường xỉn màu, kém thẩm mĩ và cảm giác khó chịu, nhờn ngứa từ da đầu.
Nguyên nhân của da đầu bị dầu có thể do di truyền, tuyến bã nhờn, mất cân bằng hormone trong cơ thể hoặc yếu tố bên ngoài tác động như bụi bẩn, thời tiết nóng ẩm cũng khiến da đầu đổ nhiều dầu nhờn.
Cách chăm sóc da đầu nhờn dầu
- Gội đầu đúng cách và thường xuyên 2 ngày 1 lần
- Gội đầu bằng nước ấm, xả tóc bằng nước lạnh
- Hạn chế chạm tay lên tóc và dùng lược chải tóc khiến da đầu đổ nhiều dầu hơn
- Sử dụng dầu gội bổ sung vitamin B cân bằng lượng dầu và nước cho tóc
Da đầu bị dầu gây cảm giác bết dính
Xem thêm: Tìm hiểu lộ trình giảm gàu sau 1 tháng
Da đầu hỗn hợp cũng giống như da hỗn hợp, có độ ẩm vừa phải tuy nhiên một vài vùng da trên đầu sẽ có tình trạng khô hoặc tiết dầu.
Cách chăm sóc da đầu hỗn hợp
- Gội đầu 2-3 lần 1 tuần
- Sử dụng dầu gội có độ pH 5,5 phù hợp có khả năng dưỡng ẩm
- Không nên sử dụng hóa chất nhiều cho tóc như nhuộm, uốn, ép tóc.
Da đầu hỗn hợp có thể gây gàu và nhờn
Da đầu nhạy cảm rất dễ bị kích ứng và tổn thương vì bề mặt da đầu rất mỏng. Khi bạn gặp tình trạng da đầu này thường có cảm giác ngứa, nóng ran, rát và dễ nổi mụn bọc ngay trên da đầu. Tình trạng kích ứng sẽ nặng và tệ hơn khi da đầu của bạn bị tác động bởi căng thẳng, stress, không khí ô nhễm, hóa chất tạo màu và tạo kiểu tóc.
Cách chăm sóc da đầu nhạy cảm
- Lựa chọn loại da đầu dịu nhẹ, có chứa vitamin E, loại chuyên dụng cho da nhạy cảm, không hương liệu và có thành phần từ thiên nhiên.
- Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm, gel xịt tóc độc hại
- Khi gội đầu lưu ý không gãi mạnh, nên dùng tay xoa nhẹ
Da đầu nhạy cảm dễ kích ứng
Da đầu lão hóa khá dễ nhận biết vì da đầu xuất hiện nhiều chỗ trùng, độ đàn hồi kém. Da đầu lão hóa không chỉ gặp ở những người có độ tuổi cao mà khi sử dụng nhiều hóa chất nhuộm tóc, tẩy tóc cũng dễ khiến da đầu trở nên lão hóa sớm.
Cách chăm sóc da đầu lão hóa
- Sử dụng dầu gội bổ sung vitamin E, C, A, collagen cho da đầu
- Thường xuyên ủ tóc và sử dụng một số tinh dầu phù hợp để phục hồi và làm chậm quá trình lão hóa của da đầu
- Gội đầu thường xuyên 2-3 lần/tuần và để tự khô hoặc chỉ sấy phần tóc chứ không sấy trực tiếp vào da đầu
Da đầu lão hóa
Bài viết trên là tổng hợp các loại da đầu và cách chăm sóc phù hợp. Để có một mái tóc đẹp và da đầu không bị ngứa, gàu, khó chịu, hãy tìm hiểu xem da đầu mình là loai da nào để chăm sóc da đầu và tóc một cách phù hợp nhé!